CHIA SẺ

Tư vấn

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHANH GIẤY

Chanh Giấy là một loại cây có nhiều tác dụng. Cây Xanh Gia Nguyễn sẽ gửi đến bạn bí quyết trồng và chăm sóc Cây Chanh Giấy một cách hiệu quả.


Cây Chanh Giấy

Chanh là một loại cây rất quen thuộc với người Việt Nam. Chanh Giấy có nhiều tác dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chanh không chỉ để giải khát mà còn là một loại gia vị rất tốt cho sức khỏe mỗi người.

Bên cạnh đó, Chanh Giấy là một loại cây khá đặc biệt so với các loại Chanh thông thường. Có lẽ vì vậy mà nhiều người ưa trồng loại cây nhập khẩu này. Quả căng tròn, mọng nước, vỏ mỏng và có vị chua rất đặc trưng.

Sau khi hiểu được loại cây này, bạn có biết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chanh Giấy? Bài viết dưới đây là đáp án dành cho bạn.

Cách chọn giống:


Cách chọn giống Cây Chanh Giấy

Nên chọn cây chanh giấy chiết nhánh hay giâm cành, không bị sâu và hoàn toàn sạch bệnh. Như vậy, cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn. Rút ngắn thời gian thu hoạch cũng như giảm thiểu sâu bệnh.

Mật độ trồng cây:

Mật độ thích hợp để cây phát triển và sinh trưởng tốt nhất là: Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m.  Kích thước hố hình vuông 0,6 x 0,6 x 0,6m.

Ngoài ra, tùy từng vùng đất khác nhau mà bà con nên linh hoạt chọn khoảng cách cần thiết để cây đảm bảo khả năng hút chất dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển tốt.

Chọn và chuẩn bị đất trồng:

Với đặc điểm dễ thích nghi, Chanh Giấy phù hợp với nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, nên chọn đất thịt tơi xốp và có nhiều chất mùn. Với những vùng thấp và trũng, nên bồi thêm đất để vừa thuận lợi cho tưới tiêu lại vừa đảm bảo cho cây được mạnh khỏe.


Cách chăm sóc Cây Chanh Giấy

Để thuận lợi cho việc trồng cây, mỗi hố trồng cây nên trộn 1kg vôi bột + phân hữu cơ hoai mục 10 – 15 kg + 10 – 15 kg tro trấu hoai+ 1kg Super lân. Như vậy, cây sẽ đủ chất dinh dưỡng và tạo điều kiện phát triển trong thời gian đầu.

Cách trồng Cây Chanh Giấy:

Khi trồng, bạn đào một hốc nhỏ giữa mô, rọc đáy túi đựng bầu, đặt cây con vào hốc. Sau đó, rọc đường xuôi từ trên xuống đáy bầu và tháo bao đựng bầu ra. Cuối cùng, lấp đất giữ chặt bầu cây, cấm cọc giữ cây cố định.

Khi chăm sóc Cây Chanh Giấy cần lưu ý:

Hạn chế ánh sáng: Trong thời gian đầu ta có thể trồng xen cây họ đậu vào trong vườn để hạn chế dông gió, đổ ngã và che bớt ánh sáng.

Giữ ẩm: Đậy tủ gốc cho cây vào mùa khô, hạn chế sự thoát nước của cây. Trong vườn chanh, bạn nên để cỏ cao 20 – 40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa.

Tưới nước: Để cây phát triển nhanh và đều đặn, cho chất lượng quả tốt, bạn cần cung cấp nước cho cây điều độ. Muốn cây ra hoa, ngưng tưới cho khô gốc 20 – 30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra hoa. Đây là một trong những mẹo hữu ích giúp bà con trồng và chăm sóc cây tốt nhất.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Chanh Giấy

Tỉa cành tạo tán: Loại bỏ những cành bị bệnh, giúp cây thông thoáng đón ánh nắng mặt trời. Đồng thời, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối đủ sức mang trái.

Bồi đất cho cây: Bạn nên theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của Chanh Giấy. Đến giai đoạn bón thúc cho cây, nên cho thêm đất mới vào tán cây, mỗi lớp dày 2 – 3cm kết hợp với bón phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Chanh Giấy không khó phải không các bạn. Hi vọng những thông tin trên thật sự có ích cho bạn.


BẠN ĐÃ HIỂU VỀ CÂY CHANH GIẤY GAI TRUYỀN THỐNG

Giống Chanh Giấy Gai truyền thống được nhiều nhà vườn ưa chuộng vì mùi vị đặc trưng của nó so với các loại chanh khác – cụ thể là vị chua và đắng nồng hơn – và thường được dùng làm mứt cao cấp




Chanh Giấy Gai truyền thống

Đặc điểm sinh học Giống Chanh Giấy Gai truyền thống

Chanh Giấy Gai truyền thống hay còn gọi là Chanh Ta là loài cây bụi, cao khoảng 5 mét (16 feet) với nhiều gai.


Đặc điểm sinh học Giống Chanh Giấy Gai truyền thống

Thân cây tỏa nhiều nhánh từ nơi gần gốc, ít khi mọc thẳng. Lá hình trứng, dài 2,5 – 9 cm (1–3,5 inch), nhìn giống lá cam. Hoa có đường kính 2,5 cm (1 inch), màu trắng ngả sang màu vàng, có gân màu tím nhạt. Cây đơm hoa kết trái quanh năm nhưng ra quả nhiều nhất từ tháng Năm tới tháng Chín. Trái chín sau từ 5 tới 6 tháng khi hoa nở.

Quả Chanh Giấy có kích thước nhỏ hơn, nhiều hạt hơn, hàm lượng axít cao hơn, mùi vị nồng hơn và vỏ mỏng hơn so với loại Chanh Không Hạt.

Đặc điểm sinh thái Giống Chanh Giấy Gai truyền thống

Chanh Giấy có vùng thích nghi khá rộng, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nền nhiệt độ từ 20-35 độ C. Giống Chanh này có thể trồng trong nhà kính vì chúng không chịu được thời tiết giá rét.


Đặc điểm sinh thái Giống Chanh Giấy Gai truyền thống

Cây Chanh Giấy truyền thống thích hợp trồng ở những nơi có cao độ dưới 800m, lượng mưa 1800 mm trở lên được phân bố đều và có thể trồng trên vùng đất ít phèn hay mặn nhẹ 0.2%

Cây trồng sau 2.5 năm có thể cho hoa trái, chậm cho trái hơn những Giống Chanh Lai hiện nay.


KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CHANH GIẤY

Kỹ thuật trồng Cây Chanh Giấy không khó, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Tuy nhiên, Bà con cần lưu ý trồng đúng kỹ thuật để giúp Cây Chanh Giấy thích nghi nhanh với môi trường sống.



Kỹ thuật trồng Cây Chanh Giấy

Chanh Giấy là loại cây trồng phổ biến hiện nay. Giống Chanh này được Bà con ưa chuộng chọn trồng là bởi nó dễ trồng, dễ chăm sóc lại cho năng suất cao. Hơn nữa, Quả Chanh Giấy to và tròn, mẫu mã đẹp, ít hạt, nhiều nước và đặc biệt rất thơm không kém gì Giống Chanh Ta.

Chuẩn bị trước khi trồng Chanh Giấy

Giống: Là yếu tố hàng đầu và Bà con có thể tự nhân giống bằng cách chọn cây chiếc nhánh hay giâm cành, không sâu và sạch bệnh. Hoặc Bà con có thể liên hệ với Vườn ươm Gia Nguyễn để mua được nguồn Giống Chanh Giấy đảm bảo.

Mật độ: Bà con lưu ý trồng Cây Chanh Giấy với mật độ cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m. Đào hố trồng cây với kích thước 0,6 x 0,6 x 0,6m.


Chuẩn bị trước khi trồng Chanh Giấy

Đất trồng: 
Là yếu tố quyết định tới năng suất của Cây Chanh Giấy.

Độ cao địa hình Bà con lưu ý.

Nếu vùng đất thấp phải có đê bao khép kín, có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5 – 0,6m, rộng 0,8 – 1m.

Nếu vùng đất cao mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3 – 0,8m, rộng 0,8 – 1m, mặt đất nghiên <5% không vun mô.

Thời điểm trồng Chanh Giấy: Trồng vào đầu mùa mưa, nếu Bà con trồng chủ động được nguồn nước tưới có thể trồng quanh năm

Bón lót trước khi trồng: 
Bà con trộn thêm vôi bột 1 kg + phân hữu cơ hoai mục 10 – 15 kg + 10 – 15 kg tro trấu hoai (hoặc bả dừa, bả đậu) + Super lân 1kg vào mỗi hố trồng trước từ 20 ngày trồng cây.

Kỹ thuật trồng Cây Chanh Giấy


Kỹ thuật trồng Cây Chanh Giấy

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giống, đất trồng Bà con tiến hành trồng cây giống. Trồng Cây Chanh Giấy cũng như trồng những loại cây khác. Bà con đào một hốc nhỏ giữa mô, rọc đáy túi đựng bầu, đặt cây con vào hốc, rọc đường xuôi từ trên xuống đáy bầu, tháo bao đựng bầu ra.

Sau đó Bà con lấp đất giữ chặt bầu cây, nệm đất xung quanh gốc cây, cây con phải đứng thẳng chắc chắn không bị nghiêng. Để bảo vệ cây và hạn chế tình trạng gió lay gốc cây Bà con cắm cọc giữ cây cố định.


BÍ QUYẾT TRỒNG CHANH GIẤY ĐẠT NĂNG SUẤT CAO

Chanh Giấy là một Giống Chanh với nhiều ưu điểm vượt trội, cây không chỉ có sức đề kháng tốt, chống chịu được với sâu bệnh, phẩm chất trái tốt mà năng suất trái cũng cao và ổn định. Cây sau khi trồng 15 tháng bắt đầu cho hoa đậu trái với năng suất từ năm thứ 2 ổn định đạt 50-60 tấn/ha, nếu được chăm sóc tốt sẽ đạt 90 tấn/ha. Đã có không ít các nhà vườn chăm sóc tốt và Chanh Giấy cho năng suất 90 tấn/ha.




Cây Giống Chanh Giấy

Chăm sóc Cây Chanh Giấy đúng kỹ thuật

Các nhà vườn trồng Chanh chuyên nghiệp đều nhận định Giống Chanh Giấy có độ thích nghi rộng, thích hợp với nhiều vùng miền. Vì thế Giống Chanh này dễ trồng, dễ chăm sóc và không tốn công như những Giống Chanh Khác.

Người trồng chỉ cần chú ý vệ sinh vườn tược định kỳ, tỉa cành tạo tán, cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng cho cây. Cây Chanh Giấy ưa sáng vì thế cây cần đủ ánh sáng để phát triển. Nếu cành quá rậm rạp cũng là yếu tố bất lợi cho năng suất của cây bởi cây sẽ mất nhiều dinh dưỡng nuôi cành.



Chăm sóc Cây Chanh Giấy đúng kỹ thuật

Chanh Giấy có khả năng cho trái quanh năm mỗi năm từ 4-5 đợt ra hoa và đậu quả vì thế Bà con cũng không phải tốn công xử lý hoa nghịch vụ mà chỉ cần chú trọng khâu bón phân cho cây.

Hai loại phân bón mà bà con cần chú trọng nhất để bón cho cây là lượng Lân và Kali. Đây là 2 yếu tố liên quan đến sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra cần bón Canxin đều hàng tháng để quá trình vận chuyển và hấp thụ bên trong cây diễn ra thường xuyên và cũng là yếu tố hạn chế bệnh tật trong vườn.

Phòng bệnh cho Cây Chanh Giấy

Để cây đạt hiệu quả cao thì việc phòng bệnh cũng hết sức quan trọng. Để phòng bệnh một cách tốt nhất đó là tỉa cành. Đây là công đoạn ảnh hưởng đến năng suất và dịch bệnh trong vườn nên thường xuyên kiểm tra bấm bỏ những cành già, yếu, hướng nội. Bởi những cành được cắt bỏ là những cành kém phát triển, nếu để lại sẽ là khâu yếu nhất để các bệnh trên thân xâm nhập mà điển hình nhất là sâu đục thân.



Phòng bệnh cho Cây Chanh Giấy

Ngoài ra, khi phát hiện sâu bệnh Bà con cần nhanh chóng tìm cách khắc phục kịp thời và triệt để. Tránh để cho sâu bệnh lan ra diện rộng ảnh hưởng đến những cây khác trong vườn.


CÁCH CHĂM SÓC CÂY CHANH GIẤY SAU KHI TRỒNG

Sau khi trồng Chanh Giấy như kỹ thuật mà chúng tôi hướng dẫn. Để giúp cây nhanh chóng thích nghi với điều kiện sống của vườn trồng Bà con cần chú ý chăm sóc cây non mới trồng. Công việc chăm sóc bao gốm chú ý tưới nước giữ ẩm, ánh sáng, tỉa cành tạo tán, vệ sinh vườn tược, bổ sung chất dinh dưỡng và chú ý phòng trừ sâu bệnh hại cây.


Trồng Cây Chanh Giấy

Tưới nước và hạn chế ánh sáng

Cây con mới trồng rất cần nước vì thế Bà con cần chú ý cung cấp nước cho cây điều độ. Giữ ẩm cho cây bằng cách phủ gốc cho cây vào mùa khô, nhằm hạn chế chi phí tưới nước, trong vườn nên để cỏ cao 20-40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa.


Tưới nước và hạn chế ánh sáng cho Cây Chanh Giấy

Cây Chanh mới trồng không cần nhiều ánh sáng vì thế trong thời gian đầu ta có thể trồng xen cây họ đậu vào trong vườn để hạn chế giông gió, đổ ngã và che bớt ánh sáng.

Tỉa cảnh tạo tán và bổ sung chất dinh dưỡng nuôi cây

Tỉa cành tạo tán: 
Bà con cần hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối. Bổ sung thêm đất cho cây cụ thể là vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bón phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.


Tỉa cảnh tạo tán và bổ sung chất dinh dưỡng nuôi cây

Bón phân: Phân hữu cơ hoai mục Bà con bón 10-15kg/năm/cây. Phân hóa học, đối với cây mới trồng đến 1 năm tuổi bón bà con bón 0,5kg Urê + 1kg Super lân + 0,2kg KCl, chia ra 4-5 lần bón/năm.

Phòng trừ sâu bệnh:
 Cây Chanh Giấy có thể bị Sâu Vẽ Bùa, Rầy Chổng Cánh, Rầy Mềm, Nhện Đỏ, Bệnh Thối Gốc, Bệnh Vàng Lá Gân Xanh…vì thế Bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn cây. Khi phát hiện những dấu hiệu khả nghi cần hỏi ý kiến của cán bộ khuyến nông hoặc bác sĩ nông nghiệp để được hỗ trợ kịp thời.


CHÚ Ý BỆNH GÌ KHI TRỒNG CÂY CHANH GIẤY

Cây Chanh Giấy được nhận định là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và không tốn nhiều chi phí đầu tư. Cây Chanh Giấy có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh Vàng Lá Gân Xanh như các loại Cây Có Múi khác. Tuy nhiên, cũng có một số sâu bệnh gây hại Cây Chanh Giấy như Nhện Đỏ, Rệp Sáp, Ruồi Đục Trái, Ruồi Đục Thân, Bệnh Đốm Nâu, Bệnh Héo Rũ…


Cây Chanh Giấy Giống

Cách phòng bệnh hữu hiệu cho Cây Chanh Giấy

Thường xuyên tỉa cảnh, vệ sinh vườn tược, chú ý chăm sóc cây chu đáo là những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Bà con có thể giúp cây tăng cường sức đề kháng bằng cách cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây.


Cách phòng bệnh hữu hiệu cho Cây Chanh Giấy

Những biện pháp phòng bệnh sinh học này được đánh giá là biện pháp hữu hiệu giúp Cây Chanh Giấy sinh trưởng và phát triển bền vững, giảm thiểu những tác nhân gây hại cho cây. Bản thân Giống Chanh Giấy vốn đã có sức đề kháng tốt đây là điểm cộng rất lớn của Giống Chanh này.

Điều trị sâu bệnh hại Cây Chanh Giấy

Nhện Đỏ: Làm cho lá non và đọt non bị xoăn lại, lá mau rụng và chậm ra lá non, làm cho lá vàng khô và rụng. Do nhện đỏ có tính khang thuốc rất mạnh nên khi phát hiện có Nhện Đỏ nên sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học. Bà con nên sử dụng các loại thuốc có hoạt chất đặc trị nhện như: Abamectin, Emamectin benzoate, Propargite… và sử dụng đúng theo liều khuyến cáo.

Rệp Sáp: Gây hại chủ yếu ở các bộ phận như: thân, lá, quả non, các khe cạnh giữa các phiến lá. Chúng chích hút nhựa cây, làm cho cây chậm phát triển, quả nhỏ. Bà con nên sử dụng các loại thuốc BVTV có chứa các hoạt chất đặc trị Rệp như sau: Cypermethrin, Acephate, Emamectin benzoate, Etofenprox, Thiamethoxam, Cartap,…


Điều trị sâu bệnh hại Cây Chanh Giấy

Ruồi Đục Trái: Loại côn trùng này tấn công trái non làm cho trái non bị nhăn nheo và rụng sớm, làm giảm phẩm chất trái. Bà con vệ sinh vườn, thu gom những trái rụng và đem xử lý bằng vôi. Có thể dùng chất dẫn dụ sinh học Pheromon để làm bẩy dụ và tiêu diệt con trưởng thành.

Sâu Đục Thân: Sâu trưởng thành tìm nhưng kẻ nứt của thân để đẻ trứng, sâu non nở ra đục vào thân cây làm rỗng thân, cây bị hại nặng lá vàng và héo thân cây bị nứt. Bà con quan sát kỹ các thân cây, khi phát hiện cây có vết đục của sâu thì dùng dụng cụ rạch phần thân để bắt Sâu, sau đó dùng thuốc trừ nấm như Ridomil Gold quét lên phần rạch và vết đục của Sâu sau đó dùng nilon cột lại.

Bệnh Đốm Nâu: Trên lá xuất hiện những đốm có màu nâu nhỏ sau đó lan rộng ra thành đốm lớn với tâm vàng sáng và hình dạng bất định. Trên thân vết bệnh có hình thon dài với màu nâu đen xuất hiện gần nách lá hoặc thân lá. Bệnh nặng sẽ làm cho chồi non bị héo, quả teo lai và rụng. Trên quả vết bệnh lúc đầu nhỏ như mũi kim sau đó lan rộng thành vết nâu lõm dần dần xung quanh vết bệnh bị nhăn nheo và làm cho quả rụng.

Bà con Sử dụng các loại thuốc hóa học đặc trị vi khuẩn có tên thương mại như: Amistatop 250SC ( h/c Azoxystrobin), Ridomil Gold 68WP(h/c Mancozeb + Metalaxyl – M), Score 250EC (h/c Difenoconazole), Topsin M 70WP (h/c Thiophanate – Methyl), Starner,…

Chú ý : Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo và phun vào những đợt lá ra vào đầu mùa mưa.

Bệnh Héo Rũ: Bệnh do nấm Fusarium gây hại ở bộ phận rễ của cây. Đầu tiên cây có biểu hiện vàng lá sau đó thân lá và trái héo rũ xuống chết dần. Nguyên nhân chết cây là do nấm tấn công vào các bó mạch dẫn làm cho rễ cây không tuyến nước và dinh dưỡng từ rễ cây lên. Gây hiện tượng héo rũ thân lá và dẫn đến chết cây.

Cách phòng trừ: Bà con hạn chế làm tổn thương rễ cây trong quá trình bón phân, cắt tỉa,giữ cho vườn luôn sạch sẽ. Những cây bị bệnh cần được di chuyển cẩn thận phơi khô và thiêu hủy. Ngoài ra, Bà con kết hợp sử dụng các loại thuốc có chứa mấm Tricoderma trộn với phân hữu cơ bón vào gốc.