CHIA SẺ

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

CHÚ Ý BỆNH GÌ KHI TRỒNG CÂY CHANH GIẤY

Cây Chanh Giấy được nhận định là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và không tốn nhiều chi phí đầu tư. Cây Chanh Giấy có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm bệnh Vàng Lá Gân Xanh như các loại Cây Có Múi khác. Tuy nhiên, cũng có một số sâu bệnh gây hại Cây Chanh Giấy như Nhện Đỏ, Rệp Sáp, Ruồi Đục Trái, Ruồi Đục Thân, Bệnh Đốm Nâu, Bệnh Héo Rũ…



Cây Chanh Giấy Giống

Cách phòng bệnh hữu hiệu cho Cây Chanh Giấy

Thường xuyên tỉa cảnh, vệ sinh vườn tược, chú ý chăm sóc cây chu đáo là những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Bà con có thể giúp cây tăng cường sức đề kháng bằng cách cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cây.


Cách phòng bệnh hữu hiệu cho Cây Chanh Giấy

Những biện pháp phòng bệnh sinh học này được đánh giá là biện pháp hữu hiệu giúp Cây Chanh Giấy sinh trưởng và phát triển bền vững, giảm thiểu những tác nhân gây hại cho cây. Bản thân Giống Chanh Giấy vốn đã có sức đề kháng tốt đây là điểm cộng rất lớn của Giống Chanh này.

Điều trị sâu bệnh hại Cây Chanh Giấy

Nhện Đỏ: Làm cho lá non và đọt non bị xoăn lại, lá mau rụng và chậm ra lá non, làm cho lá vàng khô và rụng. Do nhện đỏ có tính khang thuốc rất mạnh nên khi phát hiện có Nhện Đỏ nên sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học. Bà con nên sử dụng các loại thuốc có hoạt chất đặc trị nhện như: Abamectin, Emamectin benzoate, Propargite… và sử dụng đúng theo liều khuyến cáo.

Rệp Sáp: Gây hại chủ yếu ở các bộ phận như: thân, lá, quả non, các khe cạnh giữa các phiến lá. Chúng chích hút nhựa cây, làm cho cây chậm phát triển, quả nhỏ. Bà con nên sử dụng các loại thuốc BVTV có chứa các hoạt chất đặc trị Rệp như sau: Cypermethrin, Acephate, Emamectin benzoate, Etofenprox, Thiamethoxam, Cartap,…


Điều trị sâu bệnh hại Cây Chanh Giấy

Ruồi Đục Trái: Loại côn trùng này tấn công trái non làm cho trái non bị nhăn nheo và rụng sớm, làm giảm phẩm chất trái. Bà con vệ sinh vườn, thu gom những trái rụng và đem xử lý bằng vôi. Có thể dùng chất dẫn dụ sinh học Pheromon để làm bẩy dụ và tiêu diệt con trưởng thành.

Sâu Đục Thân: Sâu trưởng thành tìm nhưng kẻ nứt của thân để đẻ trứng, sâu non nở ra đục vào thân cây làm rỗng thân, cây bị hại nặng lá vàng và héo thân cây bị nứt. Bà con quan sát kỹ các thân cây, khi phát hiện cây có vết đục của sâu thì dùng dụng cụ rạch phần thân để bắt Sâu, sau đó dùng thuốc trừ nấm như Ridomil Gold quét lên phần rạch và vết đục của Sâu sau đó dùng nilon cột lại.

Bệnh Đốm Nâu: Trên lá xuất hiện những đốm có màu nâu nhỏ sau đó lan rộng ra thành đốm lớn với tâm vàng sáng và hình dạng bất định. Trên thân vết bệnh có hình thon dài với màu nâu đen xuất hiện gần nách lá hoặc thân lá. Bệnh nặng sẽ làm cho chồi non bị héo, quả teo lai và rụng. Trên quả vết bệnh lúc đầu nhỏ như mũi kim sau đó lan rộng thành vết nâu lõm dần dần xung quanh vết bệnh bị nhăn nheo và làm cho quả rụng.

Bà con Sử dụng các loại thuốc hóa học đặc trị vi khuẩn có tên thương mại như: Amistatop 250SC ( h/c Azoxystrobin), Ridomil Gold 68WP(h/c Mancozeb + Metalaxyl – M), Score 250EC (h/c Difenoconazole), Topsin M 70WP (h/c Thiophanate – Methyl), Starner,…

Chú ý : Sử dụng đúng liều lượng khuyến cáo và phun vào những đợt lá ra vào đầu mùa mưa.

Bệnh Héo Rũ: Bệnh do nấm Fusarium gây hại ở bộ phận rễ của cây. Đầu tiên cây có biểu hiện vàng lá sau đó thân lá và trái héo rũ xuống chết dần. Nguyên nhân chết cây là do nấm tấn công vào các bó mạch dẫn làm cho rễ cây không tuyến nước và dinh dưỡng từ rễ cây lên. Gây hiện tượng héo rũ thân lá và dẫn đến chết cây.

Cách phòng trừ: Bà con hạn chế làm tổn thương rễ cây trong quá trình bón phân, cắt tỉa,giữ cho vườn luôn sạch sẽ. Những cây bị bệnh cần được di chuyển cẩn thận phơi khô và thiêu hủy. Ngoài ra, Bà con kết hợp sử dụng các loại thuốc có chứa mấm Tricoderma trộn với phân hữu cơ bón vào gốc.