CHIA SẺ

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

CÁCH CHĂM SÓC CÂY CHANH GIẤY SAU KHI TRỒNG

Sau khi trồng Chanh Giấy như kỹ thuật mà chúng tôi hướng dẫn. Để giúp cây nhanh chóng thích nghi với điều kiện sống của vườn trồng Bà con cần chú ý chăm sóc cây non mới trồng. Công việc chăm sóc bao gốm chú ý tưới nước giữ ẩm, ánh sáng, tỉa cành tạo tán, vệ sinh vườn tược, bổ sung chất dinh dưỡng và chú ý phòng trừ sâu bệnh hại cây.


Trồng Cây Chanh Giấy

Tưới nước và hạn chế ánh sáng

Cây con mới trồng rất cần nước vì thế Bà con cần chú ý cung cấp nước cho cây điều độ. Giữ ẩm cho cây bằng cách phủ gốc cho cây vào mùa khô, nhằm hạn chế chi phí tưới nước, trong vườn nên để cỏ cao 20-40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa.


Tưới nước và hạn chế ánh sáng cho Cây Chanh Giấy

Cây Chanh mới trồng không cần nhiều ánh sáng vì thế trong thời gian đầu ta có thể trồng xen cây họ đậu vào trong vườn để hạn chế giông gió, đổ ngã và che bớt ánh sáng.

Tỉa cảnh tạo tán và bổ sung chất dinh dưỡng nuôi cây

Tỉa cành tạo tán:
Bà con cần hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối. Bổ sung thêm đất cho cây cụ thể là vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bón phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.


Tỉa cảnh tạo tán và bổ sung chất dinh dưỡng nuôi cây

Bón phân: Phân hữu cơ hoai mục Bà con bón 10-15kg/năm/cây. Phân hóa học, đối với cây mới trồng đến 1 năm tuổi bón bà con bón 0,5kg Urê + 1kg Super lân + 0,2kg KCl, chia ra 4-5 lần bón/năm.

Phòng trừ sâu bệnh:
Cây Chanh Giấy có thể bị Sâu Vẽ Bùa, Rầy Chổng Cánh, Rầy Mềm, Nhện Đỏ, Bệnh Thối Gốc, Bệnh Vàng Lá Gân Xanh…vì thế Bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn cây. Khi phát hiện những dấu hiệu khả nghi cần hỏi ý kiến của cán bộ khuyến nông hoặc bác sĩ nông nghiệp để được hỗ trợ kịp thời.